Cơ cấu tổ chức

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 3. Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Chi cục trưởng và 01 PChi cục trưởng.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Các chức danh khác và tiếp nhận công chức, viên chức của Chi cục do Chi cục trưởng quyết định theo thẩm quyền và phân cấpquản lý cán bộ của UBND tỉnh.
Điều 4. Tổ chức bộ máy Chi cục
1. Tổ chức
- Phòng Tổng hợp - Hành chính;
- Phòng Phòng, chống mại dâm (Phòng Nghiệp vụ 05);
- Phòng Phòng, chống ma tuý (Phòng Nghiệp vụ 06).
Việc thành lập, tách nhập các phòng do Chi cục trưởng quyết định theo thẩm quyền.
2. Biên chế
Biên chế của Chi cục theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Trước mắt, Chi cục có 10 biên chế, trong những năm tiếp theo đề nghị tổng biên chế lên 18 người.
 
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUYỀN, TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn của Chi cục Trưởng
1. Chi cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chi cục trưởng là người đứng đầu,chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hộitỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
2. Chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Chi cục; trực tiếp theo dõi công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính kế toán, đầu tư xây dựng, đối ngoại và phụ trách mảng nghiệp vụ 06.
3. Quy định, phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ của Chi cục, xây dựng nội quy quy chế làm việc, chương trình kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm vụ mà Chi cục được giao.
4.Đội trưởng đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh.
5. Tổ chức, tham gia các cuộc giao ban hàng quý hoặc 6 tháng, năm với các huyện thành thị, các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và các Trung tâm Quản lý sau cai nghiện. Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực phòng chống TNXH.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chi cục trưởng.
1. Là người giúp Chi cục trưởng, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt,một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy quyền điều hành các hoạt động của Chi cục.
2. Hướng dẫn, đôn đốc các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành, thị, các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong công tác phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán người; đề xuất các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội; 
3. Trực tiếp phụ giúp mảng nghiệp vụ phòng chống mại dâm, buôn bán người,xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ
  1. Phòng Tổng hợp - Hành chính.
1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng
a) Thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách về lao động tiền lương theo quy định của Nhà nước.
b) Thực hiện công tác tài chính - kế toán.
c) Thực hiện công tác hành chính quản trị, văn thư, kho quỹ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan.
d) Tổng hợp, xây dựng báo cáo, cung cấp thông tin để chỉ đạo, điều hành theo yêu cầu của Chi Cục trưởng và các cơ quan có liên quan, thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định.
e) Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hôị theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi Cục trưởng giao.
1.2. Trưởng phòng Phòng Tổng hợp - Hành chính
a) Chịu trách nhiệm về các hoạt đông chuyên môn, nghiệp vụ về tổng hợp, tổ chức, hành chính. Phối hợp với các Phòng chuyên môn tham mưu cho Chi cục trưởng về công tác tổng hợp báo cáo,các chính sách chế độ cán bộ công chức,xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội nghị, tập huấn, hội thảo được giao;
b) Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Phòng, duy trì tình đoàn kết nhất trí cao, xây dựng nếp sống văn minh lịch sự trong cơ quan. Thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, khen thưởngkỷ luật.
c) Chịu trách nhiệm về công tác Hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
1.4. Kế toán
a) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán trước chủ tài khoản và trước pháp luật;
b) Xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí, báo cáo, theo dõi thu chi, quyết toán, đảm bảo công tác hoạt động tài chính của đơn vị. Hướng dẫn, thanh quyết toán các nguồn kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và kinh phí thuộc Chi cục quản lý; tham gia phân bổ và hướng dẫn sử dụng kinh phí thuộc chương trình 05 và 06 hằng năm.
c) Lập dự toán ngân sách tài chính hàng năm của Chi cục, dự toán kinh phí chương trình ma túy, mại dâm trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 
d) Thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền từ ngân sách nhà nước, theo dõi tình hình sử dụng vật tư, tài sản cố định và mức hao mòn TSCĐ hàng tháng. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong Chi cục. Thực hiện quyết toán năm đúng tiến độ. 
e) Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, công tác quản lý chi tài chính của Chi cục, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Chi cục theo phê duyệt của Chi cục trưởng; thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1.5. Văn thư
a) Thực hiện quản lý con dấu, sổ sinh hoạt cơ quan, sổ ghi công văn đến, đi 
được bảo quản và ghi chép đầy đủ các loại công văn giấy tờ có ký nhận khi giao 
nhận công văn. Tất cả các văn bản phát hành gửi đi đều phải lưu bản gốc. Thực 
hiện tốt chế độ bảo mật về công tác văn thư, lưu trữ.
b) Cán bộ, công chức làm văn thư, bảo mật là người được giao trách nhiệm giúp Chi cục Trưởng và Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp trong việc quản lý và sử dụng các loại con dấu của cơ quan, phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về đóng dấu các văn bản khi có chữ ký của Chi cục trưởng, Phó Chi cụctrưởng. Mọi văn bản giấy tờ của Chi cục khi phát hành nhất thiết phải do Văn thư, bảo mật trực tiếp đóng dấu, tuyệt đối không được nhờ người khác đóng dấu hoặc giữ con dấu khi chưa được phép của Lãnh đạo Chi cục hoặc Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp.
2. Phòng Phòng, chống mại dâm( Phòng nghiệp vụ 05)
2.1. Nhiệm vụ của Phòng
a) Tham mưu cho Chi cục trưởng xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác phòng chống mại dâm,phụ nữ,trẻ em bị buôn bán trở về trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
b) Tổ chức và thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, buôn bán người và lạm dụng tình dục trẻ em; tổ chức các hoạt động tư vấn, giáo dục tại các Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và tại cộng đồng
c) Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ về phòng chống mại dâm, buôn bán người; phối hợp Phòng nghiệp vụ 06 xây dựng xã phường lành mạnh không có TNXH.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; ngăn ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục;
g) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hoạtđộng của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn xã hội trênđịa bàn tỉnh
e) Chịu trách nhiệm tổng hợp, thống kê, báo cáo định kì và đột xuất về công tác phòng chống mại dâm, buôn bán ngườivà xây dựng xã phường lành mạnh.
h) Thanh quyết toán, xây dựng Dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí Chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm, Chương trình 130/CP hàng năm.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi Cục trưởng giao.
2.2. Trưởng phòng Phòng chống mại dâm
a) Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các hoạt động của phòng; tham mưu soạn thảocác văn bản và chỉ đạo thực hiện về công tác phòng chống mại dâm tại địa bàn và các Trung tâm Giáo dục – Chữa bệnh – Lao động xã hội.
b) Chịu trách nhiệm tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề về nhiệm vụ được giao.
c) Phân bổ kinh phí của các Chương trình do Phòng phụ trách
d)Chịu trách nhiệm phòng chống mại dâm và buôn bán người, chỉ đạo và tổ chức xây dựng xã, phường, thị trấn không có TNXH.
3. Phòng phòng, chống ma túy (Phòng nghiệp vụ 06)
3.1. Nhiệm vụ của Phòng
a) Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách về phòng chống tệ nạn ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, tuyên truyền, giáo dục công tác phòng chống ma túy, xây dựng mô hình, câu lạc bộ phòng chống và cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư, phối hợp với Sở, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan triển khai các hoạt động trợ giúp cho người nghiện ma túy, người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng.
c) Chỉđạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tại các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội và công tác quản lý sau cai tại nơi cư trú và Trung tâm Quản lý sau cai;
d) Tham gia các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án về phòng chống ma túy, HIV/AIDS; điều trị mathedone và can thiệp giảm tác hại cho các đối tượng là người nghiện ma túy, người bán dâm tại cộng đồng và các Trung tâm Chữa bệnh –GDLĐXH, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với Phòng chính sách 05 trong công tác xây dựng xã, phường, thị 
trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết 
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
g) Chỉđạo, hướng dẫn các huyện, thành, thị công tác khảo sát, điều tra, lập hồ sơquản lý người nghiện ma túy trên địa bàn và quản lý sau cai tại nơi cưtrú; hướng dẫn các Trung tâm lập hồ sơđối tượng thuộc diện quản lý sau cai tại các Trung tâm Quản lý sau cai;
h) Thanh quyết toán, xây dựng Dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí Chương trình cai nghiện và quản lý sau cai hàng năm.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi Cục trưởng giao
3.2. Trưởng phòng Phòng, chống ma túy
a) Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, pháp luật về các hoạt động chuyên môn của phòng; tham mưu soạn các văn bản về công tác phòng chống ma túy tại địa bàn dân cư và các Trung tâm Giáo dục – Chữa bệnh – Lao động xã hội và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy;
b) Chịu trách nhiệm tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề về công việc được giao. Chỉ đạo xây dựng xã phường lành mạnh không có TNMT;
c) Chịu trách nhiệm xây dựng mô hình cai nghiện, quản lý sau cai, xây dựng xã phường lành mạnh.
Điều 8. Ngoài những nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh nêu trên, mọi công chức, viên chức có nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công việc mình phụ trách. Đồng thời, phối hợp với cộng sự hoàn thành nhiệm vụ chung; xây đựng Chi cục lớn mạnh, giữ vững mối đoàn kết nhất trí cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Chi cục.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây